A
- Amperage
- Đơn vị đo cường độ của dòng điện, được đọc là Am - pe
- Áp suất nổ
- Áp lực gây gián đoạn. Sự chênh lệch áp suất bên trong và áp suất bên ngoài làm hư hỏng kết cấu
- Ắc quy duy trì
- Ắc quy duy trì cung cấp dòng điện tương đối thấp cho thời gian dài. Khác với ắc quy của xe hơi, ắc quy duy trì của máy phát điện có thể vận hành và sạc liên tục với hao tổn thấp nhất cho tụ điện.
B
- Bộ chuyển nguồn tự động (ATS)
- Bộ chuyển nguồn tự động (Automatic Transfer Switch - ATS) là một bộ phận quan trọng bởi nó đám bảo khi xảy ra sự cố mất điện, Máy phát điện sẽ tự động bật và thay thế mạng lưới điện công cộng cấp điện cho cả hệ thống. Và ngược lại, khi có điện trở lại, Bộ chuyển nguồn tự động sẽ ngắt điện máy phát để bảo vệ máy phát.
- Bộ làm mát
- Trước khi vào buồng chứa khí, khí nén từ bơm sẽ được làm mát bằng bộ làm mát. Nhiệt tỏa ra từ khí nén sẽ được tải ra ngoài tấm nhôm của bộ làm mát, quạt hoặc bánh quay sẽ làm mát tấm nhôm này.
- Bộ làm mát bằng khí
- Động cơ được làm mát bằng dòng khí chạy qua nó, thay vì dùng nước
- Bộ lọc khí
- Lọc bụi bẩn, cát, độ ẩm... từ khí nén
- Buồng chứa khí
- Nơi chứa không khí đã được làm mát
- Bộ chỉnh lưu pin sạc
- Thiết bị chuyển dòng điện xoay chiều (AC) sang dòng điện một chiều (DC) trong STATOR Dòng điện một chiều này có thể dùng để sạc pin
C
- Cầu giao đóng/ ngắt mạch điện
- Khi dòng điện chạy qua máy phát điện quá cao, cầu giao sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ máy không vượt quá mức điện định mức. Có hai loại cầu giao đóng/ngắt mạch điện là đóng/ ngắt tự động và đóng/ ngắt bằng tay.
- Cúp điện
- Nguồn điện (thường là mạng lưới điện quốc gia) bị gián đoạn trong một khoảng thời gian
- Chổi
- Một thiết bị điện giữ (thường bằng than chì hoặc đồng) cho đầu tiếp điện giữa pha tĩnh với những điểm động trong máy luôn trượt được.
- Công tắc đóng/ ngắt
- Công tắc đóng/ngắt là một thiết bị đóng ngắt điện, được dùng để quản lý mạch điện và những điểm tiếp xúc có cường độ dòng điện cao hơn rơ le
- Chu kỳ/ Thì
- Là một vòng hoàn chỉnh của trục quay động cơ, bắt đầu từ 0 đến điểm dương tối đa, về lại 0 và đến điểm âm tối đa, rồi về lại 0.
- Chêm kim loại
- Mẩu kim loại được chêm vào trong quá trình hàn
- Chu kỳ nhiệm vụ/ Xung
- Chu kỳ nhiệm vụ/ xung là tỉ lệ phần trăm trong 10 phút một máy hàn phải phát ra dòng điện định mức để hàn, trước khi nóng đến bốc cháy. Ví dụ: D=T/P*100% với T là thời gian tín hiệu được kích hoạt và P là tổng thời gian phát tín hiệu. D = 60% tức là thời gian on là 60% và off là 40%
- Công suất ma sát
-
Công suất ma sát là công suất mất đi do lực ma sát giữa các thành phần của máy đặc biệt xảy ra trong quá trình nén khí của động cơ
D
- Đầu phát
- Thiết bị chuyển cơ năng thành điện năng
- Dòng điện định mức
- Chỉ sổ cho biết cường độ của dòng điện (Amps)
- Dòng điện xoay chiều (AC)
- Dòng điện thay đổi liên tục từ 0 đến giá trị dương tối đa và về lại 0, rồi từ 0 đến giá trị âm tối đa và về lại 0; cứ như vậy nhiều lần trong 1s, đơn vị thể hiện số lần giao động đó là Hz.
- Điệp áp hồ quang
- Điện áp tối đa cần thiết để đẩy dòng điện qua mạch hồ quang
- Đầu phát điện Truyền động dây đai
- Đây là những loại máy phát điện không có động cơ. Khách hàng có riêng động cơ chạy bằng xăng và gắn với đầu phát bằng dây đai. Đa phần các đầu máy được cài đặt ở tần suất nhất định, nếu không sẽ hỏng cả đầu phát và động cơ
- Điện cực đã tráng
- Mẩu kim loại hoặc hợp kim dùng khi hàn hồ quang, được tráng với chất liệu giúp hỗ trợ quá trình hàn hồ quang và đặt bể hồ quang.
- Đế
- Khung kim loại bao quanh và bảo vệ máy phát hoặc động cơ
- Động cơ Diesel
- Động cơ đốt trong với đầu đánh lửa bằng khí nén, và vận hành bằng dầu.
- Đi-ốt/ Đi-ốt bán dẫn
- Thiết bị chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều và ngăn dòng điện chạy ngược lại. Bởi vì Đi ốt chỉ cho nửa chu kỳ của dòng điện xoay chiều đi qua, nên nguồn điên đi ra sẽ không theo hướng nhất định, và có thể coi Đi Ốt là một thiết bị chỉnh lưu
- Dòng điện một chiều
- Dòng điện chỉ chạy một chiều (do các nguồn như pin, nam châm điện từ cung cấp)
- Động cơ chống rò rỉ
- Motor được cách ly khỏi bui, chất bẩn nhờ cách bố trí ống của hệ thống làm mát bằng khí
G
- Giảm công suất nguồn
- Giảm công suất nguồn, thường là giảm máy ba pha thành một pha, thường làm cho công suất nguồn giảm khoảng 30%. - Ví dụ, một máy phát điện 100kW ba pha sẽ giảm xuống còn khoảng 70kW nếu đổi sang một pha. - Để tăng/giảm công suất chính xác và sử dụng máy phát điện phù hợp, tất cả các đơn vị nên được quy đổi thành kVA thay vì kW (công thức là kVA= kW* PF) - Cách đơn giản nhất để nhớ công suất sau khi giảm là: Công suất sau giảm = 2/3 công suất hiện tại (kVA) - Máy phát điện cần giảm công suất phải là loại có 10 hoặc 12 dây đầu ra, nối lại được. Loại không nối lại được cũng có thể giảm công suất nguồn, nếu điện vào từng pha không vượt quá định mức.
H
- Hệ số công suất
- Hệ số công suất (Power Factor - PF) là tỉ số chênh lệch giữa công suất tác dụng (Real Power, đơn vị kW) và công suất phản kháng (Reactive, đơn vị kVAR). Công suất tác dụng đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị, đơn vị W hoặc kW. Công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích nhưng nó lại cần thiết cho quá trình biến đổi năng lượng, đơn vị VAR hoặc kVAR. Công suất tổng hợp cho 2 loại công suất trên được gọi là công suất biểu kiến (Apparent Power), đơn vị VA hoặc KVA. Ba loại công suất được trình bày ở trên lại có một mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua tam giác công suất như hình sau: Hệ số công suất càng cao thì máy càng hoạt động hiệu quả. Hệ số công suất của mạng lưới điện nhà nước thường không quá lệch 1.0. Hệ số công suất của máy phát điện ba pha (nếu không được ghi chi tiết) thường được quy định là 0.8
- Hàn hồ quang
- Hàn hai mối kim loại bằng nhiệt sinh ra bởi điện thay vì gas
- Hồ quang
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa hai điện cực có hiệu suất không lớn
- Hiệu suất động cơ điện
- Hiệu suất động cơ điện là hiệu suất động cơ chuyển đổi từ cơ năng sang diện năng. Đa phần hiệu suất động cơ thông thường đạt khoảng 85%. Máy có hiệu suất càng cao, thì thất thoát năng lượng càng thấp.
K
- Kim loại nền
- Kim loại dùng để hàn hồ quang, cắt, hàn cứng
- Kích thước vòng bi (ID - kích thước trong)
- Đường kính bên trong (Inside Diameter - ID) của vòng bi tương ứng với đường kính bên ngoài (Outside Diameter - OD) của cần trục, trục xe mà bánh được lắp đặt.
L
- Lỏi
- Tấm thép cán mỏng trong máy phát điện tạo thành cấu tạo điện từ
M
- Mối nối kim loại
- Mối nối bằng kim loại của hai tấm kim loại cùng mặt phẳng
- Máy phát điện di động
- Máy phát điện nhỏ, nhẹ; công suất dưới 3kW, cung cấp nguồn sạc 12V. Các máy này thường được cách âm tốt.
- Máy phát điện xây dựng
- Máy phát điện được chế tạo để chịu được tải lớn; được trang bị vỏ chắc chắn để chịu va đập. Do đó tổng thể máy khá cồng kềnh, gây phức tạp khi di chuyển. Máy phát điện xây dựng phải có thiết bị ngắt mạch GFCI (Ground Fault Circuit Interrupters) theo yêu cầu của OSHA (Occupational Safty and Health).
- Máy phát điện Diesel
- Gồm một động cơ chạy bằng dầu Diesel và một đầu phát.
- Máy lọc không khí kép
- Hệ thống lọc khí kép giữ cho động cơ vận hành trơn tru và tối đa hóa tuổi thọ máy.
- Máy phát điện/ Dynamo
- Máy chuyển đổi từ cơ năng thành điện năng bằng cảm ứng điện từ.
O
- Ổn áp
- Khi nối đầu dây chì với một nguồn khác có thể gây ra hư hỏng cho máy phát điện. Do đó, dây cảm ứng chạy qua ổn áp và bảng điều khiển phải được điều chỉnh hoặc thiết lập ở một mức cố định, nhờ đó không xảy ra sự cố nếu có chênh lệch điện.
P
- Pha động cơ
- Máy phát điện một pha: Trong những máy phát điện một pha, số cuộn dây của stator nối theo thứ tự của một vòng tròn. Khi rotor quay sẽ sinh ra năng lượng cho các cuộn dây này, mỗi đầu dây cung cấp công suất như nhay. Máy phát điện một pha có những đặc điểm sau: - Thường được dùng trong các hộ gia đình và các công ty, nhà máy nhỏ. - Phù hợp với cung cấp năng lượng cho động cơ không quá 40kW, Máy phát điện một pha cần nhiều năng lượng vào hơn máy phát điện ba pha. - Đa phần các máy phát điện một pha có hệ số công suất (Power Factor - PF) là 1.0. Máy phát điện ba pha: Trong máy phát điện ba pha, các cuộn dây được đặt các nhau 120 độ xung quanh trục, các pha độc lập với nhau. • Đấu dây theo hình sao hoặc "chữ Y" Với cách đấu dây, một dây chì từ cuộn dây được nối làm dây trung tính. Dây đối diện của các cuộn dây, còn được gọi là đầu cuối dây cũng được đấu dây với nhau. Cách đấu dây này cho công suất tổng lớn hơn công suất đơn từng cuộn. • Đấu dây Delta Với cách đấu dây Delta, đầu dây của một pha được nối với đầu cuối của pha tiếp theo. Cách nối này cho công suất bằng nhau ở các pha. Các máy phát điện công nghiệp và nguồn điện nhà nước cung cấp điện ba pha. Máy phát điện ba pha có các đặc điểm sau: - Máy phát điện ba pha thường được sử dụng cho các công trình lớn, cũng như các nhà máy, công trường trên thế giới. - Để chuyển máy phát điện ba pha thành một pha khá tốn kém, nhưng máy phát điện ba pha có thể chạy công suất nhỏ và ít tốn kém chi phí chuyển đổi hơn. - Hiệu suất cao đối với các thiết bị điện được thiết kế để chạy điện ba pha. Máy phát điện ba pha có hệ số công suất (Power Factor - PF) là 0.8.
Q
- Quai chữ U
- Dụng cụ hình chữ U có thể cài được; thường có lỗ đối xứng với nhau.
S
- Sạc Pin
- Sạc Pin chuyển dòng điện gia dụng thành dòng điện một chiều (DC) dùng để sạc pin. Dòng điện một chiểu có 2 cực. Số lượng sạc cắm vào pin được đo bằng cường độ dòng điện và được thể hiện trên ampe kế trên các đầu sạc. Đầu sạc luôn có nguồn điện lớn không hoạt động bên trong, vì vậy ampe kế của đầu sạc ban đầu luôn chỉ số cao nhất, và giảm dần khi sạc.
- Sự ăn mòn
- Sự thay đổi tính chất của kim loại do tiếp xúc với dung dịch hoặc chất bẩn, thường là thay đổi hóa học của kim loại
T
- Tăng công suất nguồn
- Tăng công suất nguồn: tức là chuyển đổi động cơ một pha thành ba pha, nhờ vậy tăng công suất nguồn 20 tới 30% kW. Tuy nhiên, máy phát điện cần phải là loại có thể nối lại đầu nối. Máy sau khi chuyển đổi vẫn phù hợp với các loại thiết bị trong gia đình/ công xưởng/ công trình/ etc.
- Thay hệ số máy
- Khi công suất nguồn thay đổi, hệ số máy cũng cần thay đổi để người dùng có thể đọc được công suất nguồn mới. Đối với bảng điều khiển điện tử, hệ số này có thể thiết lập lại, cho phép tiết kiểm thời gian.
- Tụ điện chạy động cơ
- Còn được gọi là động cơ khí nén. Tụ điện chạy động cơ tương tự với Tụ điện khởi động động cơ, có thể một điểm là những động cơ này sẽ sử dụng một tụ điện khác khi motor chạy. Động cơ này thường được sử dụng cho các máy nén khí (cần thêm mo men xoắn)
- Tụ điện khởi động động cơ
- Những động cơ này có một hoặc nhiều hơn các tụ điện lắp vào động cơ để nạp điện cho tới khi nó được sử dụng Tụ điện cung cấp cho động cơ điện năng thêm để giảm điện năng cần để khởi động và tăng mô men xoắn.
- Thiết bị phân bổ
- Cung cấp công suất điện áp hạ thế từ trung tâm đến các điểm cuối trong hệ thống.
V
- Vách ngăn
- Là thiết bị ngăn chặn dung môi trực tiếp chảy hoặc tiếp xúc với bề mặt
- Vỏng bi
- Bộ phận của máy cho trục bánh xe xoay quanh cần trục
- Van một chiều
- Van một chiều chỉ cho phép không khí hoặc nước lưu thông một chiều trong ống, và không được chảy người lại.
- Vật dẫn
- Sợ dây hoặc cáp được thiết kế cho dòng điện chạy qua
- Van điều khiển hướng
- Chức năng chính của van là điều khiển hoặc ngăn không cho dòng chảy, chảy về hướng đá chọn.